Nhà thờ nổi tiếng ở Estonia này được xây dựng năm 1219 nằm ở trung tâm khu phố cổ. Những ngày mới đầu xây dựng, nơi đây chỉ là một nhà cầu nguyện bằng gỗ nho nhỏ và sau đó dần dần được thay đổi, gây dựng lại bằng gạch và đá cuội.
Nhà thờ St Mary luôn được cải tạo như thể hiện sự thịnh vượng, giàu có giống như sự tăng lên về số lượng của các kỵ sĩ. Nhiều gia đình đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Estonia thời kỳ cai trị của Thụy Điển và Nga. Họ là ủy viên hội đồng của triều đình, chủ tịch Hội đồng Hiệp sĩ và tất nhiên chính là các sĩ quan và tướng lĩnh quân đội tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang khác nhau về phía các quốc gia khác nhau.
Bên trong Nhà thờ St Mary là một kho báu huy hiệu thế kỷ 17 của các quý tộc. Tallinn là nơi có bộ sưu tập lớn thứ hai trên thế giới (sau bộ sưu tập ở Stockholm) về cây phả hệ và huy hiệu của giới quý tộc Đức – Estonia vùng Baltic. Khoảng 110 huy hiệu trong số chúng được trưng bày trên tường bên trong nhà thờ. Đã hơn 300 năm, nhưng con cháu của những gia đình quý tộc này vẫn đến thăm quê hương của tổ tiên họ.
Sàn nhà thờ bao gồm những bia mộ thời trung cổ, chúng có tên của những người được chôn cất hoặc thậm chí là hình ảnh của các hiệp sĩ được khắc trên đá mãi mãi. Các quan tài của nhà thờ chính ở Tallinn lưu giữ hài cốt của Johann von Kruezenstern người đã phục vụ trong hạm đội của Đế quốc Nga, ông là thủy thủ đầu tiên trong chuyến đi vòng quanh thế giới trong con thuyền có gắn lá cờ Nga.
Một Đô đốc Nga khác có nguồn gốc từ Scotland – Samuel Graig đã đánh bại người Thổ Nhĩ Kỳ trên Biển Đen và các lực lượng Thụy Điển trên Biển Baltic, chấm dứt tham vọng quân sự của Thụy Điển mãi mãi. Một hầm khác là nơi an nghỉ của Pontus de la Gardi (ban đầu là một vị tướng Pháp phục vụ cho vương miện Thụy Điển và tiếp quản cho Tzar Nga).
Nhà thờ này tựa như một biểu tượng của sự sống cũng như một cuốn sách lịch sử về Tallinn chứa đựng hàng ngàn những câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết về gia đình Baltic.